TiaSach TIA SÁCH
  • Trang chủ
  • Các đầu sách
  • Giới thiệu
    • English
    • Tiếng Việt
tia sách
phút
Amazon: ()
đọc nghe
  • Epub
  • Pdf

Tải về.

Vui lòng đợi giây, bản tóm tắt sẽ được tự động tải về.
Giới thiệu chung
Về tác giả
Gợi ý sách
Click để nghe
Mục lục
:
:
Phần thưởng nhỏ có thể tạo ra thay đổi lớn

Khi nói đến động lực, phần thưởng nhỏ thường hiệu quả hơn cả phần thưởng lớn. Nghe có vẻ bất ngờ, nhưng đó chính là bí quyết đằng sau sự thành công của các chương trình góp ý từ nhân viên tại Nhật Bản. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tham gia vào các chương trình này chỉ ở mức khoảng 25%, và hầu hết các ý tưởng đều bị từ chối. Nhưng ở Nhật Bản, khoảng 75% nhân viên tham gia, và phần lớn các đề xuất đều được thực hiện. Sự khác biệt nằm ở phần thưởng.

Tại Hoa Kỳ, những phần thưởng lớn, trung bình vào khoảng 450 đô la là khá phổ biến, nhưng chúng tạo ra áp lực. Nhân viên cảm thấy rằng họ phải nghĩ ra điều gì đó xuất sắc để giành được phần thưởng lớn. Trong khi ở Nhật Bản, phần thưởng lại rất nhỏ, thường có giá trị dưới 4 đô la. Ví dụ, tại Toyota, phần thưởng cho đề xuất sáng kiến tốt nhất không phải là một chiếc xe sang trọng hay vật dụng đắt tiền, mà chỉ đơn giản là một chiếc bút máy. Những phần thưởng nhỏ này giảm bớt áp lực và cho phép mọi người tập trung vào quá trình thay vì kết quả, từ đó thoải mái tham gia và sáng tạo.

Nguyên tắc này không chỉ hữu ích tại nơi làm việc, mà còn áp dụng vào cuộc sống cá nhân. Robert Maurer nhấn mạnh rằng những phần thưởng nhỏ có thể duy trì động lực lâu dài. Lấy Jack làm ví dụ, anh là một doanh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Mỗi ngày đối với anh đều là một cuộc đấu tranh, bắt đầu đơn giản với việc là ra khỏi giường. Nhưng Jack đã tự tạo động lực bằng cách tự thưởng cho mình những chiến thắng nhỏ. Sau khi ra khỏi giường, anh tự khuyến khích mình bằng một lời động viên tinh thần. Sau khi đi bộ đến phòng tập, phần thưởng của anh là một cuộc trò chuyện thân thiện với nhân viên. Những phần thưởng nhỏ này đã giúp anh duy trì vận động và sự năng nổ, mặc cho tình trạng khó khăn của anh.

Maurer giải thích rằng phần thưởng lớn thường tạo ra áp lực, khiến mọi người chỉ tập trung vào việc đạt được phần thưởng. Một khi họ đạt được nó, động lực dần mất đi và họ khó duy trì tiến độ. Ví dụ, nếu ai đó đặt ra một phần thưởng lớn như một kỳ nghỉ sau khi giảm được 10 cân, họ có thể chú trọng vào chuyến đi hơn là xây dựng thói quen lành mạnh bền vững. Thậm chí, họ có thể áp dụng các chế độ ăn kiêng không lành mạnh để đạt được mục tiêu. Sau kỳ nghỉ, họ lại quay về thói quen cũ và mất đi sự tiến bộ.

Ngược lại, phần thưởng nhỏ khuyến khích nỗ lực liên tục. Nếu ta tự thưởng cho mình điều gì đó đơn giản, như một miếng sô-cô-la hoặc năm phút thư giãn thêm sau mỗi bữa ăn lành mạnh hay buổi tập luyện, ta đang củng cố hành vi tích cực đó. Điều này giúp ta thiết lập thói quen lâu dài.

Maurer gợi ý rằng hãy tạo phần thưởng nhanh chóng và gọn nhẹ. Ví dụ, nếu ta đang cố gắng viết một cuốn sách, hãy tự thưởng sau mỗi buổi viết, không chỉ sau khi hoàn thành một chương. Phản hồi tức thì này sẽ củng cố mối tương quan giữa hành động và phần thưởng, từ đó làm tăng khả năng tiếp tục hành vi đó.

Điều quan trọng là phải đảm bảo phần thưởng đồng bộ với mục tiêu. Nếu mục tiêu của ta là tiết kiệm tiền, tự thưởng cho mình một buổi mua sắm sẽ phản tác dụng. Thay vào đó, hãy chọn điều gì đó không làm suy yếu nỗ lực của mình, chẳng hạn như một buổi tối ấm áp với một cuốn sách hay.

Nguyên tắc này cũng áp dụng khi tạo động lực cho người khác, đặc biệt là trẻ em. Nếu ta muốn khuyến khích con dọn phòng, hãy nghĩ đến những điều khiến chúng cảm thấy được trân trọng như là thêm thời gian chơi hoặc hoạt động yêu thích của chúng, thay vì sử dụng một phần thưởng lớn lại có thể đặt thêm áp lực.

:
:
Click để nghe
Mục lục
Gợi ý sách
© Tia Sách 2025 | email:
Facebook icon Youtube icon Instagram icon Spotify icon