TiaSach TIA SÁCH
  • Trang chủ
  • Các đầu sách
  • Giới thiệu
    • English
    • Tiếng Việt
tia sách
phút
Amazon: ()
đọc nghe
  • Epub
  • Pdf

Tải về.

Vui lòng đợi giây, bản tóm tắt sẽ được tự động tải về.
Giới thiệu chung
Về tác giả
Gợi ý sách
Click để nghe
Mục lục
:
:
Vượt Qua Tư Duy Nhị Nguyên: Khai Mở Năng Lực Tái Tư Duy Qua Sự Phức Tạp

Mọi người thường tránh né những cuộc trò chuyện khó khăn với những người có quan điểm đối lập với mình. Thực tế, khi đối mặt với ý kiến đối lập, nhiều người có xu hướng củng cố thêm niềm tin đã có của họ thay vì nghĩ tới việc phải suy xét lại quan điểm của mình. Những phản ứng như vậy bắt nguồn từ xu hướng tư duy nhị nguyên sẵn có của con người, khi mà chúng ta phân loại mọi người, mọi ý tưởng, quan điểm thành hai thái cực - đen và trắng, đúng và sai, tốt và xấu. Phương pháp xử lý này giúp chúng ta có thể đơn giản hóa thế giới rất phức tạp xung quanh mình. Tuy nhiên, sự đơn giản hóa quá mức này có thể dẫn đến nhiều hiểu lầm, gia cố những định kiến và sự phân biệt đối xử.

Hãy xem xét cuộc tranh luận kéo dài về biến đổi khí hậu, một vấn đề đã thu hút sự chú ý đáng kể của công chúng sau màn ra mắt năm 2006 của bộ phim tài liệu đoạt giải thưởng về cựu Tổng thống Hòa Kỳ Al Gore, "An Inconvenient Truth" (tạm dịch: “Một Sự Thật Khó Chịu”). Mặc dù có sự ảnh hưởng ban đầu, nhưng trong suốt hai thập kỷ qua, thành công của phong trào môi trường trong việc thay đổi quan điểm của người Mỹ về biến đổi khí hậu vẫn còn khá hạn chế.

Đến năm 2018, chỉ có 59 phần trăm người Mỹ coi biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng, trong khi một tỷ lệ đáng ngạc nhiên, 16 phần trăm, không coi đó là một vấn đề. Thái độ lưỡng lự này có thể dạy cho chúng ta điều gì về việc khơi gợi mọi người dám nghĩ lại quan điểm của họ?

Câu trả lời nằm ở cách đặt vấn đề. Những người hoạt động như cựu Tổng thống Gore thường trình bày cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu theo những gán nhãn cứng nhắc: bạn hoặc là ủng hộ các nhà khoa học và 'sự thật', hoặc bạn là một 'người phủ nhận biến đổi khí hậu' bị huyễn hoặc với những tuyên bố điên rồ. Sự phân loại đen trắng như vậy, về bản chất, là một ví dụ của thiên kiến phân biệt nhị nguyên, buộc mọi người phải chọn một trong hai phe với quan điểm bị đơn giản hóa quá mức.

Trên thực tế, quan điểm của người Mỹ về biến đổi khí hậu nằm trong khoảng từ hơi lo ngại cho đến hoài nghi hoàn toàn. Khi định vị cuộc tranh luận như xung đột giữa hai thái cực “người tôn trọng sự thật” và “người phủ định sự thật”, chúng ta đã vô tình ngăn cản sự tham gia đối thoại của những người có quan điểm dao động hoặc quan điểm ôn hòa với vấn đề này.

Nghiên cứu cho thấy rằng mọi người có xu hướng thay đổi quan điểm của họ hơn khi thấy rõ tính chất phức tạp và đa diện của vấn đề. Nói cách khác, nếu chúng ta hướng tới mục tiêu khuyến khích mọi người suy nghĩ lại, thì việc phân loại ý kiến chỉ đơn giản là đúng hay sai sẽ phản tác dụng. Một phương pháp hiệu quả hơn là công nhận sự tồn tại của nhiều quan điểm, vì nó mời gọi mọi người đặt ít cảm xúc trong việc chọn phe và tập trung nhiều hơn vào những khía cạnh vi tế của vấn đề đang cần giải quyết.

Một người có thể lo lắng rằng việc thừa nhận sự hiện diện của nhiều quan điểm có thể tạo vẻ bề ngoài thiếu quyết đoán và yếu đuối. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng những chuyên gia biểu lộ sự nghi ngờ thường tạo được sức thuyết phục hơn. Việc cho thấy sự hiểu biết về các quan điểm đa dạng có thể tạo dựng niềm tin và khuyến khích sự thảo luận có tính chất suy ngẫm, mở đường cho cơ hội thay đổi và tiến bộ.

:
:
Click để nghe
Mục lục
Gợi ý sách
© Tia Sách 2025 | email:
Facebook icon Youtube icon Instagram icon Spotify icon