Người Cực Kỳ Nhạy Cảm (HSPs) thường bị người đời nhầm tưởng là nhút nhát, hướng nội, và không thích giao tiếp. Điều này có thể khiến những Người Cực Kỳ Nhạy Cảm cảm thấy bị lạc lõng và cô lập. Vậy tại sao lại có hiểu lầm như vậy? Câu trả lời nằm ở việc xã hội thường nhầm lẫn rằng tính nhạy cảm cao sẽ đi kèm với những đặc điểm như nhút nhát và hướng nội, trong khi hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt. Một người có nhút nhát hay không còn phụ thuộc vào tình huống thực tế, còn hướng nội lại là thuật ngữ để chỉ khuynh hướng sử dụng nguồn năng lượng của bản thân. Trong thực tế, có khoảng 30% Người Cực Kỳ Nhạy Cảm là người hướng ngoại.
Tuy nhiên, trong văn hóa phương Tây hiểu thắng và hướng ngoại, 70% Người Cực Kỳ Nhạy Cảm lại cảm thấy bản thân không thể hòa nhập với xã hội bởi tính nhạy cảm cao của mình. Thành kiến văn hóa đã và đang góp phần duy trì sự tồn tại của những định kiến về Người Cực Kỳ Nhạy Cảm, dán những cái mác như "nhút nhát" lên nhóm Người Cực Kỳ Nhạy Cảm mà không biết rằng chính điều ấy lại có thể khiến những người Người Cực Kỳ Nhạy Cảm tự ti và mặc cảm về bản thân.
Làn sóng chú ý đặc biệt dành cho tính hướng nội dấy lên nhờ cuốn sách đắt khách "Quiet (Tên tiếng Việt: Hướng Nội)" của tác giả Susan Cain. Nhờ vậy, xã hội bắt đầu nhìn nhận các đặc điểm liên quan đến Người Cực Kỳ Nhạy Cảm một cách tích cực hơn. Cain đã đưa ra những lập luận minh chứng về những đóng góp vô giá của những Người Nhạy Cảm và dễ bị kích thích trong suốt lịch sử. Qua đó, bà kiến nghị trường học và nơi làm việc cần thay đổi để phù hợp hơn với những đặc điểm của những người cực kỳ nhạy cảm. Mặc dù có một số lời chỉ trích rằng công trình của Susan Cain đang đánh đồng tính hướng nội và tính nhạy cảm cao, nhưng nhìn chung, công trình nghiên cứu của bà vẫn được công nhận là một bước tiến đáng kể trong việc hiểu và chấp nhận những Người Cực Kỳ Nhạy Cảm .
Hơn nữa, ngược lại với các định kiến vốn có của xã hội, tính nhạy cảm cao không tự nhiên dẫn đến trầm cảm, lo âu, hoặc các tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Nếu so sánh với người bình thường, tình trạng trên chỉ có thể xảy ra ở một số Người Cực Kỳ Nhạy Cảm trải qua tuổi thơ khó khăn, nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra khi những Người Cực Kỳ Nhạy Cảm được nuôi dưỡng ở một môi trường lành mạnh. Điều quan trọng là ta phải phân biệt rõ đặc điểm Người Cực Kỳ Nhạy Cảm với những tình trạng tâm lý khác, bởi nhiều người thường nhầm lẫn tính nhạy cảm cao với chứng lo âu hoặc rối loạn thần kinh.
Bởi vì tính nhạy cảm cao, Người Cực Kỳ Nhạy Cảm thường gặp khó khăn trong Giao tiếp xã hội. Những phản ứng của họ trước các tình huống kích thích quá mức thường bị hiểu lầm là không hòa đồng hay không thân thiện. Để thúc đẩy một cuộc sống xã hội lành mạnh, bà Aron đề xuất Người Cực Kỳ Nhạy Cảm nên xây dựng mối quan hệ với với những người Người Cực Kỳ Nhạy Cảm khác. Ngoài ra, Người Cực Kỳ Nhạy Cảm cũng nên chia sẻ về những đặc điểm của mình với cộng đồng, với những người bình thường, đồng thời xây dựng cho bản thân một bản ngã xã hội để xử lý các tình huống khác nhau có thể xảy ra.