Như đã thảo luận trong tia sách trước, sự phổ biến của thực phẩm siêu chế biến đã tạo nên làn sóng thay đổi mạnh mẽ tới sức khỏe cộng đồng. Những thực phẩm thường chế biến từ các nguyên liệu rẻ tiền, đầy chất phụ gia này còn vượt ra phạm vi phân loại đơn thuần là không có lợi, chúng đang làm thay đổi mối quan hệ của con người đối với thực phẩm.
Công trình tiên phong của Carlos Monteiro trong việc phân loại thực phẩm siêu chế biến đã làm sáng tỏ tác động sâu sắc của chúng. Nghiên cứu của ông cho thấy chế độ ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến có mối liên hệ chặt chẽ với việc tiêu thụ thức ăn quá mức và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư. Sự thay đổi trong thành phần trong chế độ ăn này có thể truy dấu về những năm 1950 và đã leo thang kể từ những năm 1970, song hành với sự gia tăng béo phì toàn cầu, đặc biệt là ở trẻ em.
Vấn đề lại càng phức tạp hơn bởi các thông tin sai lệch về sức khỏe được tuyên truyền từ các nghiên cứu được các doanh nghiệp tài trợ. Ví dụ như nghiên cứu do các công ty như Coca-Cola tài trợ thường đưa ra kết luận sai lệch rằng bệnh béo phì là do thiếu vận động thay vì do chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ nước ngọt có đường. Sự đánh lạc hướng này làm dấy lên vai trò quan trọng mà vấn nạn do thực phẩm đã qua xử lý gây ra cho sức khỏe cộng đồng. Đây là một yếu tố thường bị bỏ qua trong các mô hình dinh dưỡng truyền thống, vốn chỉ tập trung vào hàm lượng dinh dưỡng.
Quan điểm truyền thống coi thực phẩm chỉ là thứ mang chất dinh dưỡng, hay gọi đơn giản là "cách tiếp cận dinh dưỡng", ngày càng thiếu phù hợp. Thay vào đó, xu hướng hiện giờ lại là một khái niệm đầy đủ, toàn diện hơn. Ví dụ, mặc dù cá và viên nang Omega trông có vẻ tương đương nếu đứng từ góc độ chất dinh dưỡng, nhưng hiệu quả của chúng lại khác nhau. Ông Monteiro cùng các chuyên gia khác như David Jacobs và Linda Tapsell lập luận rằng: phần lớn các chất dinh dưỡng sẽ mang lại lợi ích sức khỏe khi được hấp thụ dưới dạng tự nhiên, chứ không phải dưới dạng chất bổ sung riêng lẻ. Như trong trường hợp này, các loại thực phẩm toàn phần như cá nhiều dầu sẽ cung cấp nhiều lợi ích mà viên thực phẩm chức năng dầu cá không thể thay thế.
Tác động của thực phẩm siêu chế biến không chỉ dừng lại ở sức khỏe mỗi người, mà còn ảnh hưởng đến cả các chuẩn mực xã hội và việc duy trì môi trường bền vững. Chúng thách thức ta phải xem xét lại hệ thống cung ứng lương thực và tính hiệu quả của các nhãn mác thực phẩm ngày nay, vì nó vốn khó mà thể hiện chính xác được giá trị dinh dưỡng của những sản phẩm công nghiệp này.