TiaSach TIA SÁCH
  • Trang chủ
  • Các đầu sách
  • Giới thiệu
    • English
    • Tiếng Việt
tia sách
phút
Amazon: ()
đọc nghe
  • Epub
  • Pdf

Tải về.

Vui lòng đợi giây, bản tóm tắt sẽ được tự động tải về.
Giới thiệu chung
Về tác giả
Gợi ý sách
Click để nghe
Mục lục
:
:
Ảnh hưởng lâu dài của sang chấn qua các thế hệ

Nhiều người vô thức mang theo gánh nặng từ những sang chấn quá khứ, không chỉ thông qua mối quan hệ gia đình mà còn ở cấp độ di truyền. Ngay cả khi không biết nhiều về những khó khăn mà cha mẹ hay ông bà từng trải qua, một người vẫn có thể cảm nhận được ảnh hưởng của chúng trong chính cuộc sống của mình. Một ví dụ điển hình là một bệnh nhân mắc chứng sợ không gian hẹp nghiêm trọng và nỗi sợ hãi đến tê liệt về cái chết. Cô luôn có cảm giác ngột ngạt, như thể đang mắc kẹt trong một tình huống sinh tử, dù chưa từng trải qua điều gì tương tự. Sau này, cô phát hiện rằng người thân bên nhà ngoại đã qua đời trong các phòng hơi ngạt thời Thế chiến II. Nỗi sợ hãi đó không chỉ là của riêng cô, mà là một ký ức kế thừa từ sang chấn gia đình.

Sinh học đóng vai trò quan trọng trong cách sang chấn được truyền qua thế hệ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những trải nghiệm gây sang chấn có thể làm thay đổi gen về mặt hóa học, từ đó ảnh hưởng đến cách chúng biểu hiện ở đời sau. Nhà sinh học tế bào Bruce Lipton phát hiện rằng những cảm xúc như sợ hãi hay tức giận có thể điều chỉnh hoạt động di truyền, từ đó làm thay đổi cơ chế căng thẳng đời con cái. Tương tự, nghiên cứu của Rachel Yehuda về những người sống sót sau nạn diệt chủng người Do Thái cho thấy những người mắc PTSD1 có mức cortisol thấp hơn bình thường, một đặc điểm có thể truyền sang con cái họ, khiến thế hệ sau dễ bị căng thẳng hơn.

Ảnh hưởng của sang chấn bắt đầu từ trước khi sinh. Sự phát triển của một đứa trẻ chịu tác động từ suy nghĩ, cảm xúc và môi trường của cha mẹ ngay từ khi thụ thai. Việc căng thẳng trong thai kỳ, mang thai ngoài ý muốn hay tiếp xúc với bạo lực đều có thể định hình cơ chế nền tảng về sinh học và cảm xúc của trẻ. Liên tục phát triển trong suốt cuộc đời người đàn ông, tinh trùng cũng có thể mang dấu ấn của những sang chấn trong quá khứ của người cha, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và hành vi của con cái ngay từ khi chưa chào đời.

Hơn thế nữa, sang chấn chưa được giải quyết không chỉ truyền qua gen mà còn tạo ra những vòng lặp trong gia đình thông qua hành vi. Khi những cảm xúc đau buồn bị kìm nén, chúng không biến mất mà tìm cách bộc lộ theo những hình thức khác. Chẳng hạn, cha mẹ mất con có thể tránh đối diện với nỗi đau của mình, nhưng sự đau buồn chưa được hóa giải ấy lại có thể ảnh hưởng đến cách họ nuôi dạy đứa con sau, vô tình truyền sang con những nỗi sợ hãi và lo âu. Vòng lặp này có thể kéo dài qua nhiều thế hệ, từ đó ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình một cách âm thầm nhưng mạnh mẽ.

Các nghiên cứu khoa học trên chuột cũng củng cố giả thuyết rằng sang chấn có thể kế thừa qua nhiều thế hệ. Cách một bậc phụ huynh phản ứng với căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến con cái mà còn tác động đến cả cháu chắt. Điều này cho thấy rằng việc phá vỡ vòng lặp sang chấn không chỉ đòi hỏi sự chữa lành cá nhân mà còn đòi hỏi một hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử gia đình và môi trường sống, thứ đóng vai trò định hình thế hệ tương lai.


  1. PTSD - Post-traumatic stress disorder: rối loạn căng thẳng hậu sang chấn

    ↩
:
:
Click để nghe
Mục lục
Gợi ý sách
© Tia Sách 2025 | email:
Facebook icon Youtube icon Instagram icon Spotify icon